Nước ta có địa hình phức tạp, khí hậu cận xích đạo, chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió mùa. Hằng năm chỉ có hai mùa đấy là mùa mưa và mùa nắng nên rất giàu nhiệt lượng và độ ẩm. Cùng với chất đất đã phong hóa đã tạo nên nguồn tài nguyên rừng phong phú. Trong đó tre là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực. Nhất là trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng cạn kiệt như hiện nay. Hãy cùng Tre Trúc Thái Dương đi tìm hiểu về tài nguyên Tre Việt Nam hiện nay như thế nào nhé
Vị trí, giá trị của “Tre” trong nền kinh tế quốc dân
Tre được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm đồ thủ công mây tre đan từ bao đời nay của người dân Việt Nam. Được sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, trần, mái nhà, vách ngăn, khung nhà,…Đến sản xuất các loại bàn ghế giường tre, chiếu tre, bàn ghế tre, mành tre, thúng, mủng, rổ, rá, ống hút tre, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều cần đến Tre. Có thể thấy gỗ tre được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Ngày nay cúng với các công nghệ mới chúng ta đã có thể dùng gỗ tre sản xuất giấy, ván ép,…Những sản phẩm từ tre giờ đây không chỉ còn phục vụ trong nội địa mà chúng ta có thể xuất khẩu. Không chỉ có gỗ tre mang lại kinh tế mà măng của nhiều loài Tre là rau sạch, ăn ngon, bổ, và còn có tác dụng chữa bệnh. Hiện tại đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tre cũng như măng tre.
Không chỉ có giá trị về kinh tế mà cây tre còn gắn với nét đẹp của nông thôn Việt Nam qua hình ảnh “Lũy Tre Làng”. Rào luỹ bảo vệ dân làng và hoa màu, che gió bão, ngăn dòng chảy, chống xói mòn đất,…. Hình ảnh cây tre còn ăn sâu vào đời sống tâm hồn, văn hoá, nghệ thuật và truyền thuyết lịch sử giữ nước của các dân tộc Việt Nam.
Hình thành rừng Tre
Rừng Tre tự nhiên: là các kiểu phụ rừng thứ sinh hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc sau nương rẫy có đủ ánh sáng và đất rừng còn tố. Có thể là rừng hỗn giao gỗ – Tre hoặc rừng thuần loại Tre.
Rừng Tre trồng: Tuỳ mục đích kinh doanh Tre được trồng phân tán từng khu nhỏ, từng hàng (ven đê, ven đồi. . .), tập trung thành rừng thuần loại hoặc trồng xen cây gỗ.
Diện tích, trữ lượng
Theo “Số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 1999” của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương. Tại Việt Nam Tre có mặt trên diện tích 1.489.068 ha, bằng 4,53% diện tích toàn quốc. Với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó:
– Rừng Tre tự nhiên có 1.415.552 ha, bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên. Với trữ lượng là 8.304.693.000 cây bao gồm:
– Rừng thuần loại Tre có 789.221 ha, bằng 8,36% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 5.863.091.000 cây.
– Rừng hỗn giao gỗ Tre có 626.331 ha, bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 2. 441.602.000 cây.
– Rừng Tre trồng có 73.516ha, bằng 4,99% diện tích rừng trồng. Với trữ lượng là 96.074.000 cây. Diện tích rừng Tre trồng bằng 5,06% diện tích rừng Tre tự nhiên. Nhưng trữ lượng Tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng Tre tự nhiên. Như vậy số cây trên 1 ha ở rừng tự nhiên gấp gần 5 lần ở rừng trồng.
– Rừng Tre là rừng thứ sinh của kiểu phụ nhân tác nên có nhiều biến động. Kết quả kiểm kê qua các năm cho thấy như sau:
Bảng biến động của rừng Tre về diện tích và trữ lượng theo thời gian
Năm | Rừng Tre tự nhiên | Rừng Tre trồng | |||
kiểm kê | |||||
Diện tích (ha) | Trữ lượng (triệu cây) | Diện tích (ha) | Trữ lượng (triệu cây) | ||
Rừng hỗn giao gỗ – Tre | Rừng thuần loại Tre | ||||
1983 | 395.7 | 1.050.000 | 4.084,7 | 46.3 | 97,1 |
1990 | 498.6 | 1.048.600 | 6.022,3 | 43.7 | 47,1 |
1999 | 626.331 | 789.221 | 8.304,693 | 73.516 | 96,074 |
Trong những năm qua, việc trồng Tre để kinh doanh đã đựơc đẩy mạnh hơn. Nhất là thành phần kinh tế hộ gia đình. Trong tổng số 73.516 ha rừng Tre trồng thì rừng nguyên liệu là 60.482ha, chiếm 82%, trong đó 69.278 ha rừng cấp tuổi hai, chiếm 94%. Diện tích do gia đình và tập thể quản lý là 62.905 ha, chiếm 85,6%.
Kiểu sống và số lượng loài
Kiểu sống: Có thể chia làm 3 nhóm:
– Nhóm 1: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm – thân ngầm dạng củ. Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng roi – thân ngầm dạng củ dạng roi hỗn hợp.
– Nhóm 2: Thân Tre mọc tản từng cây – thân ngầm dạng roi. Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng củ dài – thân ngầm dạng củ ngắn và dài hỗn hợp
– Nhóm 3: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau.
Số lượng loài: Theo nhiều tài liệu trước đây, Việt Nam có gần 20 chi, khoảng 150 loài tre. Trong các loài đã thu thập được cũng có khoảng 10 loài trong số 19 loài Tre ưu tiên cao để quốc tế có hành động. Có khoảng 6 loài trong 18 loài Tre khác được quốc tế ghi nhận là quan trọng.
Phân bố
Tuy diện tích, trữ lượng và số loài có khác nhau nhưng nơi nào ở Việt Nam cũng có Tre mọc lên cả.
Bảng diện tích rừng Tre và các chi Tre chủ yếu ở các vùng trên cả nước
Diện tích | Tổng số | Rừng tự nhiên | Rừng trồng | Chi Tre chủ yếu | |
(ha) | |||||
Vùng | |||||
Thuần loại | Tre-Gỗ | ||||
Đông Bắc | 322.889 | 176.449 | 132.745 | 13.695 | 11,2,3,4,5,7,9 |
Tây Bắc | 108.386 | 57.218 | 42.503 | 8.665 | 1,2,3,5,7 |
Đồng bằng S. Hồng | 91 | 80 | 0 | 11 | 1,2 |
Bắc Trung Bộ | 323.149 | 172.999 | 99.11 | 51.04 | 1,2,3,4,5,6,7,8,9 |
Tây Nguyên | 334.113 | 210.343 | 123.77 | 0 | 1,5,6,8 |
Duyên hải miền Trung | 30.036 | 27.519 | 2.517 | 0 | 1,6,8 |
Đông Nam Bộ | 370.404 | 144.613 | 225.686 | 105 | 1,2,5,6,8,9 |
Tổng cộng | 1.498.068 | 789.221 | 626.331 | 75.516 |
Ghi chú:
1. Bambusa.
2. Dendrocalamus.
3. Indosasa.
1.4. Lingnania.
2.5. Neohouzeaua.
3.6. Oxytenanthera.
4.7. Phyllostachys.
5.8. Schizostachyum.
6.9. Sinocalamus.
Xếp theo thứ tự diện tích và trữ lượng thì đáng quan tâm nhất đấy là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc.
Nguy cơ diệt chủng, hoạt động bảo tồn và nhập nội giống Tre
Một số giống tre trúc độc đáo và quý hiếm của nước ta không được quan tâm và phát triển. Nguy cơ bị tuyệt chủng là rất cao có thể xảy ra. Chúng ta có thể kể tên một số giống tre trúc như trúc vuông, trúc hóa long, trúc đen. Việc xây dựng vườn thực vật, vườn cây mẫu nói chung cũng đã có những kết quả nhất định cho việc bảo tồn. Trung tâm Nghiên cứu Lâm sinh Cầu Hai (Phú Thọ) đã tập hợp được hơn 30 loài Tre. Trong đó có những loài ở miền Nam mang ra hoặc Thái Lan mang về trồng bảo tồn. Xem thêm bài viết: Những loài tre trúc quý hiếm cần được bảo tồn tại Việt Nam.
Việc du nhập một một số loài Tre trồng với mục đích lấy măng của Trung Quốc, Thái Lan. Cũng đã đóng góp thêm thành phần loài tre ở nước ta.
Kết luận
Từ những thông tin phía trên chúng ta có thể thấy Việt Nam có nguồn tài nguyên tre trúc lớn. Cùng với điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển rừng tre trúc với số lượng lớn. Hằng năm có thể cúng cấp số lượng lớn nguyên liệu tre thô, măng tươi trên thị trường. Mang lại kinh tế cho người dân tại các vùng trung du và miền núi từ việc trồng rừng tre.
Chúng ta cũng cần đẩy mạnh bảo tồn các giống tre trúc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Giữ cho sự đa dạng sinh học và nguồn gen quý. Nhập các giống tre trúc từ các nước trên thế giới làm tăng nguồn giống tre trúc. Phục vụ cho việc phát triển nguồn nguyên liệu tre trúc đa dạng và phong phú.
Nguồn: Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Bài viết liên quan: