Ngoài tre thì chúng ta cũng còn một nguyên liệu cũng vô cùng ưa chuộng trong sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đó chính là cây trúc một giống cây không có gai nhọn, dẻo dai, chịu lực tốt và dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cây trúc và đặc điểm hình thái của 7 loài trúc hiện nay.
Cây trúc là cây gì?
Cây trúc hay còn được gọi với tên gọi khác là cương trúc (tên khoa học: Phyllostachys) là một chi thuộc tông Tre. Các loài này là thực vật bản địa châu Á, tập trung nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản. Hiện tại đã được trồng làm cảnh rộng rãi ở cả vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới… trong đó có Việt Nam.
Thân
Thân thẳng có các đốt cách nhau, bên trong thân là phần ruột rỗng, lớp thịt mỏng. Thân có chiều cao từ từ 3-7m và có đường kính thân từ 2-5cm, độ dẻo dai cao.
Lá
Lá của trúc cũng giống như lá của tre nhưng ngắn và thon hơn. Viền lá có những gai nhỏ nhám khi chúng ta chạm vào.
Hoa
Hoa của trúc thường rất hiếm khi thấy chúng, hoa thường có màu trắng và vàng. Hoa mọc ra từ những cành ngoài cùng của cây. Hoa của trúc không có mùi thơm đặt biệt mà chỉ thoảng nhẹ trong không khí mà thôi.
Rễ
Trúc thuộc giống cây thân thảo nên rễ của trúc là rễ chùm và có độ bám dính vào đất cực kì tốt. Rễ trúc rất nhiều và có rất nhiều mao hút nên có thể sống ở hầu hết mọi nơi, chịu hạn rất tốt.
7 loại cây trúc dưới đây Việt Nam có tới 5 loại
Hiện nay có rất nhiều loài trúc khác nhau: trúc đùi gà, trúc vuông, trúc sào, trúc đen, trúc đốm, trúc hóa long, trúc quân tử, lục trúc… Hãy cùng Tre Trúc Thái Dương đi tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của mỗi loại như thế nào nhé.
Trúc đùi gà
Trúc đùi gà hay còn gọi là tre ống điếu, trúc Phật (tên khoa học: Bambusa ventricosa), thuộc họ Hòa thảo.
Đặc điểm hình thái: thân cây trúc đùi gà mọc cụm, cao 1 – 3m, đường kính 1 – 4 cm. Trúc đùi gà cong dạng sóng, gióng dài 1.5-5 cm, phình lên ở dưới, giống như đùi gà. Vòng đốt hơi nhô cao, vỏ thân màu lục thẫm, khi già ngả màu hơi vàng. Lá có phiến hình mác, dài 12 – 21 cm, rộng 1 – 2 cm, đầu nhọn, gốc tròn hay hình trái tim độc đáo. Mo thân có tai phát triển, lá mo hình mác, đầu nhọn, gốc hình trái tim. Mùa măng đùi gà có vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Phân bố: trúc đùi gà thích hợp với vùng trung du và các đồng bằng. Tại Việt Nam, trúc đùi gà được trồng tại các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thái Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Hưng, Thừa Thiên Huế.
Trúc vuông
Trúc vuông: tên khoa học là Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino (Mabb, OHRN, Wang), thuộc tông Bambuseae, họ Hòa thảo (Poaceae). Đây là loài trúc có kích thước thân nhỏ vuông hoặc gần vuông, những đốt phía dưới thường có rễ biến thành gai nhỏ ngắn.
Đặc điểm hình thái: Đây là loài trúc có kích thước thân nhỏ vuông hoặc gần vuông, những đốt phía dưới thường có rễ biến thành gai nhỏ ngắn. Cành ít, lá nhỏ và mọc tại các vùng núi cao tại khu vực phía Bắc.
Phân bố: ở Việt Nam thì trúc vuông chỉ thấy ở đèo Gió, xã Lùng Tráng, Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng hoặc Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đây là loài trúc duy nhất có thân vuông ở Việt Nam và là loài trúc đặc biệt quý hiếm, có phạm vi phân bố quá hẹp, chưa được gây trồng, lại bị khai thác thường xuyên do nhu cầu sử dụng cao. Chính vì thế loài này cần có chính sách bảo vệ và nghiên cứu gây trồng nếu không có thể nó sẽ biến mất ở Việt Nam.
Trúc sào
Trúc sào có tên khoa học là Phyllostachys edulis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo.
Đặc điểm hình thái: Cây Trúc Sào là loại cây thân đốt, mọc tản, thân cách xa nhau 0.5-1m hay hơn. Thân cao khoảng 20m, đường kính thân từ 12-20cm, thân non phủ dày lông mềm nhỏ và phấn trắng. Vòng mo có lông, thân già thì nhẵn và chuyển từ màu xanh lục thành màu vàng lục. Các lóng gốc rất ngắn, các lóng trên dài dần, lóng giữa thân dài tới 40 cm hay hơn. Bề dày vách khoảng 1cm, vòng thân không rõ, thấp hơn vòng mo hay nổi lên ở các thân nhỏ. Cành trúc nhỏ 2-4 lá, tai lá không rõ, lông mi miệng bẹ tồn tại và dễ rụng. Phiến lá khá nhỏ, mỏng, hình lưỡi mác, dài 4–11 cm, rộng 0.5-1.2 cm, mặt dưới có lông mềm trên gân chính.
Phân bố: Trúc sào hay mao trúc là loài thuộc phân bộ tre và được trồng trên diện tích lớn nhất của Trung Quốc.
Cây trúc sào thẳng, đẹp, giá thành rẻ nên rất được khách hàng ưa chuộng. Thường dùng để phục vụ nhu cầu về nguyên liệu tre trúc trên thị trường.
>> Xem thêm: Địa chỉ bán cây trúc khô trang trí giá rẻ chất lượng hàng đầu hiện nay tại 31/14 TL14, P.Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trúc đen
Trúc đen có tên khoa học là Phyllostachys nigra, là một loài thực vật trong chi Trúc, họ Hòa thảo.
Đặc điểm hình thái: Thân ngầm mọc tản, đường kính bình quân từ 1.5 cm. Thân rỗng, hình trụ thẳng, mọc tán, đường kính 2-4 cm cao 6-7 m, màu tím lục hoặc tím đen bóng. Cây non thân có màu tím đen hoặc vàng nâu, xanh lục nhạt. Cây trưởng thành toàn bộ thân có màu tím đến tím đen, bóng. Lá hình trái xoan dài từ 8-12cm, độ rộng 1-1.2 cm, đầu lá nhọn, đuôi thuôn. Sinh sản bằng thân rễ, mùa măng vào mùa xuân, khoảng tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.
Phân bố: Trúc đen mọc ở các vùng núi cao trên 1.300 m, gần khe suối, nơi có độ ẩm cao. Như Sa Pa (Lào Cai), huyện Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), Hoàng Su Phì, miền Nam Việt Nam và phía nam sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
Trúc đốm
Trúc đốm đề cập đến một số loại trúc có thân với các vết lốm đốm sẫm màu. Đôi khi được coi là trong phạm vi chi Phyllostachys và các dạng của Phyllostachys bambusoides (cương trúc, quế trúc, trúc cứng), còn được gọi là trúc giọt nước mắt. Phyllostachys bambusoides là dạng phổ biến nhất trong tự nhiên.
Đặc điểm hình thái: loài trúc với đặc điểm dễ nhận biết là trên thân của cây có các vết lốm đốm sẫm màu.
Phân bố: loài trúc này phân bố ở phía Bắc của Trung Quốc.
Trúc hóa long
Trúc hóa long (tên khoa học: Phyllostachys aurea), là một loài cây thuộc phân họ hàng nhà Tre (Bambusoideae) trong họ Hòa thảo (Poaceae).
Đặc điểm hình thái: Loài trúc hóa long này thân cao 5-12m, đường kính 2-5 cm, khoảng cách các đốt 15-30 cm. Các đốt ở phía gốc bị co ngắn lại và phồng lên, đan chéo nhau tạo cho cây một dáng đẹp hấp dẫn tuyệt vời. Nhìn tựa con rồng đang bay lên, màu sắc vỏ cũng rất đẹp. Loại này rất ưa chuộng được trồng làm cây cảnh.
Phân bố: Tại Việt Nam, loài trúc này hiện phân bố rất hẹp. Chủ yếu ở một vài vùng ở miền núi phía Bắc như ở Bắc Kạn. Hiện tại đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần được bảo tồn nguồn gen quý này.
Lục trúc
Loài lục trúc (tên khoa học: Bambusa oldhamii) là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo.
Đặc điểm hình thái: là loài trúc thân ngầm mọc cụm thưa cây. Thân tròn, không quá thẳng, cao từ 8-9m, đường kính thân cây từ 3-7cm, tối đa chỉ đạt 10cm. Khi non thân cây có màu xanh sáng, cây trưởng thành có màu xanh thẫm. Ở nơi có ánh sáng mặt trời thường xuyên khi già thì chuyển sang màu vàng. Thân ngầm dạng củ, có từ 4-8 mắt chồi (đôi khi đến 10 mắt), nhưng thường thấy từ 2-4 mắt. Chồi của cây có khả năng sinh năng phát triển thành cây, các mắt chồi còn lại không phát triển hoặc chỉ phát triển đến giai đoạn măng. Lóng trúc (đốt trúc) dài từ 30-36cm, thân dày khoảng 1cm.
Phân bố: Lục trúc được trồng ở nhiều khu vực miền Bắc và miền Nam.
Kết luận
Việt Nam có rất nhiều loại trúc khác nhau. Trên đây là 7 loại trúc thì nước ta có tới 5 loại. Mỗi loài Trúc đều có những đặc điểm và công dụng riêng. Có những loại trữ lượng khan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần phải được bảo tồ. Có những loài với trữ lượng rất lớn, phân bố ở nhiều nơi, là nguồn nguyên liệu tuyệt vời trong sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tre Trúc Thái Dương hy vọng bài viết này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn các loài trúc và đặc điểm của mỗi loài.
Bài viết liên quan: