Việt Nam với khí hậu cận nhiệt đới với hai mùa mưa nắng rõ rệt đã tạo nên một hệ sinh thái rừng gỗ các loại và các loài tre trúc phát triển mạnh. Ngày nay thì những khu rừng dần biết mất và số lượng các loài tre trúc cũng đang suy giảm mạnh. Gỗ tre trúc mang đến giá trị không kém các loại gỗ khác với thời gian phát triển nhanh, số lượng lớn. Bài viết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trúc sào dưới đây sẽ cho các bạn thấy được giá trị của loài cây này trong thời điểm hiện nay như thế nào.
Các đặc tính sinh vật học
Cây trúc sào là một giống cây bản địa của Việt Nam, phân bố phần lớn tại tỉnh Cao Bằng. Đây cũng là giống cây rất quan trọng ở tỉnh. Trúc sào là nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất mành từ Trúc sào đều không có đủ nguyên liệu trong các năm. Trúc sào có ba loại là Trúc mèo (trúc mốc), Trúc vàng và Trúc xanh.
Cây trúc có đường kính từ 2,5-7 cm, được trồng ven suối, chân núi, nơi có độ ẩm cao và đất còn tốt. Không đủ đáp ứng các nhu cầu về giống Trúc sào đang là một khó khăn lớn của các chương trình trồng rừng của tỉnh Cao Bằng cũng như ở một số tỉnh bạn. Đề nghị đưa khu này thành khu giữ giống và cung cấp giống cho trồng rừng. Tạo nên khu bảo tồn cơ bản của trúc sào.
Các kết quả thí nghiệm
Hom giống:
Để có nguồn con giống tốt cho việc trồng rừng trúc sào thì chỉ có thể bằng cách hom rễ bánh tẻ (2 tuổi ) dài 40 ¸60 cm, có 3 ¸5 mắt là có hiệu quả cao nhất. Phương pháp giâm hom gốc và thân đối với trúc sào dừng như không phù hợp. Thí nghiệm nghiên cứu tỉ lệ mọc rễ và phát triển của cây giâm bằng hom bánh tẻ cao nhất.
Thời vụ trồng:
Trúc sào phần lớn được trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc nên thời vụ tốt nhất để trồng là vụ xuân. Bắt đầu từ 2-3 tháng, khi này thời tiết đã ấm và có mưa giúp cây phát triển bộ rễ. Tốt nhất là dâm hom từ tháng 11 ¸12 cho ra rễ ổn định trước lúc ra măng tháng 3, 4 tỷ lệ sống và chất lượng tăng 15-20% so với trồng thẳng.
Bảng so sánh một số chỉ tiêu Trúc sào trồng trên đất feralit vàng xám phát triển trên sa phiến thanh
TT | Yếu tố so sánh | Hoà Bình | Cao Bằng |
1 | Tỷ lệ sống trung bình vụ xuân (%) | 70 | 80 |
2 | Tỷ lệ sống vụ thu (%) | 50 | 62 |
3 | Chiều dài trung bình rễ ngầm 1 tuổi (m) | 0.8 | 1.2 |
4 | Chiều dài trung bình rễ ngầm 2 tuổi (m) | 1.6 | 2.1 |
5 | Chiều dài trung bình rễ ngầm 3 tuổi (m) | 2 | 2.5 |
6 | Số rễ ngầm/ gốc 3 tuổi | 03-May | 05-Jul |
7 | Số măng/ gốc 3 tuổi | 03-Jun | 04-Jul |
8 | D cây 3 tuổi (cm) | 1.7 | 2.5 |
9 | H cây 3 tuổi (m) | 0.05 | 3.57 |
Bảng tình hình sinh trưởng Trúc sào theo độ tuổi
Lô | Sườn dốc 250 | Sườn dốc 450 | ||||||||||
H (m) | D (cm) | H (m) | D (cm) | |||||||||
Max | H | Min | Max | D | min | Max | H | Min | Max | D | min | |
D | 1.23 | 0.91 | 0.52 | 1.1 | 0.8 | 0.4 | 1.08 | 0.79 | 0.41 | 1 | 0.6 | 0.4 |
D | 2.1 | 1.56 | 1.05 | 2 | 1.4 | 0.9 | 1.51 | 1.05 | 0.53 | 1.4 | 1 | 0.5 |
D | 3.26 | 2.35 | 1.21 | 2.6 | 2.1 | 1.1 | 2.52 | 1.73 | 1.1 | 2 | 1.5 | 1.1 |
Đất trồng:
Hầu hết những loài tre đều ưa thích tầng đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước tốt. Trúc sào rất thích hợp với chất đất feralit vàng xám phát triển trên sa phiến thạch ít dốc, xốp, ẩm mát, còn tính chất đất rừng ở độ cao 300m trở lên.
Trường hợp đất nghèo dinh dưỡng, nhiều sỏi đá cần áp dụng biện pháp cải tạo đất trước khi xuống giống. Như đào hố to rộng, bón nhiều phân hữu cơ, che tủ đất bằng rơm rạ. Trồng các loại cây họ đậu, lượng thực để tăng độ mùn cho đất. Thường xuyên tưới nước, trồng xen cây họ đậu để làm phân xanh.
Bón phân:
Bón phân cho Trúc Sào là cần thiết để tăng sức sống cho cây. Nên bón thúc cho Trúc sào lúc cây mọc ổn định, bộ rễ nhất là nơi đất dốc xói mòn nhiều. Đồng thời cũng bảo vệ đất, chống hiện tượng sạt lở đất gây nguy hiểm.
Mỗi năm bón thúc hai lần vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng sẽ mang hiệu quả cao nhất. Sau khi thu hoạch măng nhằm giúp cây phục hồi sức nhanh. Bón 5kg phân chuồng/ gốc hoặc 0.5kg NPK/gốc thì hiệu suất tăng trưởng. Bón thêm khoảng 1 kg phân NPK bón cho mỗi bụi trúc sào trong thời kỳ kinh doanh.
Bảng tình hình sinh trưởng của Trúc sào sau bón phân (lô C)
Tuổi | Cây trồng 24 tháng | Cây trồng 36 tháng | Số măng và cây con mỗi gốc | ||
CT bón | |||||
H(m) | D(cm) | H(m) | D(cm) | ||
NPK0,5kg/gốc | 2.35 | 1.4 | 2.95 | 1.9 | 04-Nov |
NPK0,3kg/gốc | 2.43 | 1.2 | 2.81 | 1.8 | 03-Oct |
NPK0,2kg/gốc | 2.08 | 1 | 2.72 | 1.4 | 03-Aug |
Phân chuồng 5kg/gốc | 2.58 | 1.5 | 3 | 2 | 06-Dec |
Phân chuồng 3kg/gốc | 1.31 | 1.3 | 2.7 | 2.1 | 05-Dec |
Phân chuồng 1,5kg/gốc | 1.05 | 1.1 | 2.5 | 1.4 | Mar-13 |
ĐC | 1.01 | 1.4 | 2.42 | 1.5 | 04-Oct |
>> Xem thêm: Những loài tre trúc quý hiếm cần được bảo tồn tại Việt Nam.
Có nên trồng Trúc Sào hay không?
Trúc sào mang cho mình giá thị tương phẩm rất nhiều, là nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất mành trúc sào. Không chỉ dùng trong sản xuất mành trúc mà trúc sào còn rất ưa chuộng trong sản xuất mây tre đan. Các sản phẩm từ trúc sào sau khi được phủ một lớp sơn sẽ mang một vẻ đẹp khó có thể tả được các sản phẩm còn lại. Cũng chính vì có màu sắc đẹp nên trúc sào còn được dùng trong trang trí nội thất, xây dựng các công trình tre trúc.
Trúc sào rất thích hợp trồng tại các vùng núi cao, không kén chất đất và không quá tốn công chăm sóc. Thời gian trồng chỉ sau 3 năm là đã có thể thu hoạch măng. Sau 3-5 năm chăm sóc chúng ta có thể cây lấy gỗ sử dụng. Thời gian trồng trúc sào có thể từ 30-50 năm nên không cần chúng ta phải trồng mới lại sau khi thu hoạch. Thế nên đây là giống cây nên được trồng rộng rãi nhằm tạo ra kinh tế vững chắc và cung cấp nguồn nguyên liệu cây trúc khô trang trí trên thị trường.
Biểu 4. Sinh trưởng Trúc sào tại các mô hình trồng xen
PTtrồng | Mô hình | Độ tàn che | H(m) | Tình hình sinh trưởng | ||
Lúc trồng | Sau 3 năm | TB, mọc dày bị chèn ép | ||||
Ô | Trúc , vải, mận | 0.3 | 0.4 | 3.25 | 2 | |
Băng | Trúc, chuối, đu đủ | 0.4 | 0.5 | 3.46 | 1.9 | Tốt, nhiều măng mọc vống cong |
Ô | Trúc dưới tán rừng | 0.5 | 0.2 | 1.75 | 1 | Kém, cây yếu thấp |
Băng | Trúc+ sắn ( che 6 tháng) | 0.5 | 0.2 | 3.15 | 1.8 | Tốt, khoẻ cân đối |
Kết luận
Bài viết phía trên là tổng hợp một số kiến thức về trúc sào, phương pháp trồng trúc sào. Có thể thấy trúc sào sẽ là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho các vùng núi cao. Mang lại kinh tế cho nhiều hộ dân, tạo công việc cho lực lượng nông thôn. Nên đẩy mạnh việc phát triển nguồn nguyên liệu trúc sào để có thể đón đầu xu hướng sử dụng các sản phẩm xanh trong tương lai.
Nguồn: Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Bài viết liên quan: