Nếu là một người yêu thích tìm hiểu văn hóa các dân tộc, chắc hẳn bạn không thể bỏ qua Nhà Rông. Đây là biểu tượng văn hóa kiến trúc lâu đời gắn liền với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Để hiểu thêm về các đặc điểm và kiến trúc của Nhà Rông Tây Nguyên, quý độc giả hãy xem bài viết dưới đây.
Nhà rông là kiểu nhà như thế nào?
Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng. Khi nhắc đến dân tộc đồng bào thiểu số người Tây Nguyên, điều đầu tiên được người ta nhớ tới chính là Nhà Rông. Phổ biến là thế, nhưng với mỗi dân tộc, ngôi nhà đặc biệt này lại có một kiểu cấu tạo với những hoa văn và cách thiết kế khác nhau.
Về cơ bản, ngôi nhà được xây dựng trên những cột cây to. Có phần mái 4 mặt, hình dáng giống như một chiếc buồm hay là một lưỡi rìu. Vật liệu làm nhà sử dụng hoàn toàn từ từ tự nhiên và nói không với các loại sắt, thép.
Bên cạnh sự độc đáo về kiến trúc, nó còn mang ý nghĩa văn hóa lớn. Theo đó ngôi nhà này là nơi mà những người dân tộc thiểu số dùng để sinh hoạt cộng đồng và gắn kết các thành viên với nhau.
Ngoài ra, nó còn được dùng để tổ chức các lễ hội và nghi lễ quan trọng. Tại đây, các nghệ nhân già thường ngồi quây quần và kể cho thế hệ sau về những giá trị văn hóa đặc trưng của người Tây Nguyên.
Xem thêm: Nhà sàn Tây Nguyên.
Kiến trúc Nhà Rông
Vị trí xây dựng
Vốn được xem là linh hồn của người Tây Nguyên nên tố quan trọng nhất khi xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng nên vị trí của ngôi nhà được người dân đặc biệt chú trọng. Tương truyền, việc xây dựng nơi sinh hoạt cộng đồng này phải được thực hiện hết sức nghiêm túc.
Theo đó, các già làng và những người có uy tín và tiếng nói trong làng sẽ tổ chức những cuộc họp mặt để lên kế hoạch và bàn bạc kỹ lưỡng.
Vị trí xây dựng ngôi nhà phải là nơi cao ráo, mùa hè thoáng mát, mùa mưa ấm áp. Bên cạnh đó, ngôi nhà cũng phải ở địa điểm trung tâm của làng. Đảm bảo sao cho khi đứng từ nơi xa người ta cũng có thể trông thấy.
Ngôi nhà cũng phải đáp ứng được yêu cầu nằm ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Khu đất xây dựng cần bằng phẳng, rộng, có sức chứa gấp 2, 3 lần số người dân trong buôn làng.
Và, tùy thuộc vào địa hình cũng như kinh tế của người đứng đầu mỗi làng mà nhà ngôi nhà sẽ được xây dựng to hay nhỏ, cao hay thấp và mang đặc trưng riêng của mỗi làng.
Chọn vật liệu
Nhà sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên thường được cấu tạo bằng các loại vật liệu tự nhiên như tre nứa, cỏ tranh, gỗ… Tuy nhiên, thứ quan trọng nhất để xây dựng nên ngôi nhà chính là gỗ.
Loại gỗ để xây nhà thường được lấy từ trên rừng nhưng không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng được mà phải lựa chọn kỹ càng. Những cây gỗ được chọn thường là gỗ trắc, gỗ hương, thân to, thẳng… Để đảm bảo không xảy ra tình trạng mối mọt, mục rỗng trong quá trình sử dụng.
Nghi thức để chọn gỗ cũng được cử hành rất đặc biệt. Ngay từ thời điểm bắt đầu làm nhà, các già làng sẽ cùng những người tài giỏi trong làng họp bàn thời gian chọn ra 9 người vào rừng lấy gỗ.
Ngày đi lấy gỗ, làng sẽ tổ chức một lễ nhỏ bao gồm: thịt gà, cơm nếp và mời thầy mo đến cúng. Sau khi thực hiện xong các thành viên được chọn chia nhau vào rừng làm nhiệm vụ.
Theo đó, những người này phải chuẩn bị sẵn lương thực và thực phẩm cần thiết trong thời gian đi tìm gỗ. Khi tìm được gỗ tốt cả đoàn dừng lại và cùng nhau đốn cây. Trước khi đốn 9 người đứng vòng quanh cây rồi dơ rìu hú lớn 9 tiếng.
Bên cạnh chọn gỗ thì việc chọn tranh để lợp mái cũng là một yếu tố phải chú ý. Cỏ tranh phải đều được phơi khô, lên màu vàng ươm. Sử dụng lá cỏ tranh lợp nhà có độ bền tốt, 15-20 năm mới phải thay một lần.
Đặc điểm và kích thước
Khi tới làng của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chúng ta dễ dàng nhận ra nơi linh thiêng của ngôi làng bởi sự khác biệt và nổi bật của nó.
Linh hồn của mỗi ngôi làng thường có chiều cao vượt trội so với những ngôi nhà khác. Thông thường, ngôi nhà đặc biệt này sẽ có chiều cao từ 10-20m, thậm chí là lên tới 30m tùy vào địa hình, thẩm mĩ cũng như mắt thẩm mỹ của người đứng đầu làng.
Ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng các vật liệu tự nhiên mà không hề sử dụng tới bê tông hay sắt thép. Các chỗ chắp nối của ngôi nhà đều được lắp ghép cẩn thận và dùng dây, lạt tre để buộc.
Kết cấu
Kết cấu của ngôi nhà này cũng có sự khác biệt. Phần mái nhà có 4 mặt, hình dáng giống như một cái lưỡi rìu. Chất liệu làm mái là từ cỏ tranh được phơi khô, xếp thành nhiều lớp.
Khung nhà được kết cấu bằng 8 cây gỗ lớn, phần chân đế sử dụng 10 đến 14 cột. Trong đó có 8 cột chính, 2 đến 6 cột phụ.
Cầu thang lên xuống thường có 7-9 bậc. Ở mỗi dân tộc khác nhau đầu cầu thang sẽ được trang trí khác nhau.
Sàn nhà được ghép bằng những tấm nứa hoặc cây giang đan lại với nhau. Ở 2 đầu nhà đặt 2 bếp lửa để sưởi ấm cho những người ngủ lại canh chừng ngôi nhà.
Phên nhà được đan bằng nứa và trang trí các loại hoa văn khác nhau. trên các vỉ kèo cũng có các hoa văn mang ý nghĩa tôn giáo, thể hiện các hoạt động gần gũi, mật thiết của người dân tộc nơi đó.
Đặc biệt, ngôi nhà còn được chia thành 2 loai là nhà trống và nhà mái. Nhà trống thường cao và có mái to hơn. Nhà mai có hình dáng bé hơn và trang trí đơn giản hơn so với nhà trống.
Mười điều thú vị về Nhà Rông
- Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Ngôi nhà đặc biệt này không dùng để ở mà để làm nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.
- Tuy có ý nghĩa đặc biệt như không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có Nhà Rông.
- Mặt trời là họa tiết chủ đạo và có ý nghĩa quan trọng nhất với ngôi nhà.
- Sàn ngôi nhà được thiết kế gắn liền với tục quây quần uống rượu của người dân nơi đây.
- Do có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của người dân nên ngôi nhà luôn được canh giữ bởi những người đàn ông khỏe mạnh.
- Cách trang trí của mỗi ngôi nhà khác nhau tùy thuộc vào phong tục của từng dân tộc.
- Bậc thang lên xuống cũng được thiết kế khác nhau.
- Trước mỗi ngôi nhà thường đặt một cây nêu để phục vụ trong các dịp lễ hội .
- Kích thước của mỗi ngôi nhà cũng khác nhau.
Những Nhà Rông độc đáo và nổi tiếng nhất Tây Nguyên
Nhà rông Kon Jơ Dri
Đây là ngôi nhà nổi tiếng bậc nhất Tây Nguyên với lịch sử lâu đời. Ngôi nhà này được dựng lên từ năm 1977 với chiều cao 16m rộng 12m. Người Bana thường sử dụng ngôi nhà này làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tổ chức lễ hội… Mái của ngôi nhà có hình lưỡi rìu với phần mũi vươn lên.
Nhà rông Kon K’lor
Kon K’lor nằm ở phường ở phường Thắng lợi, thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum. Đây từng được xem là nhà sinh hoạt cộng đồng to và đẹp nhất Tây Nguyên. Ngôi nhà rộng 6m, dài 7m và cao tới 22m.
Về thiết kế, ngôi nhà được xây dựng theo kiểu truyền thống với chất liệu tự nhiên. Các họa tiết trên ngôi nhà hết sức đặc sắc, mang đậm dấu ấn của người Ba Na. Khung cảnh xung quanh ngôi rất thơ mộng, gần dòng sông Dak b’la và cầu treo Kon Klor.
Nhà rông Kon Sol Lăl
Nằm ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai, Kon So Lăl được xem là ngôi nhà cao nhất của Tây Nguyên hiện nay. Kon Sol Lăl rộng hơn 320 m2, cao 20m. Trước đó, vào năm 2015, ngôi nhà đã bị sẽ đánh cháy và được khôi phục lại vào năm 2017. Mái nhà hiện nay dày tới 20 cm và được kết lại với nhau thành hình lưỡi rìu khổng lồ. Các khớp nối được buộc bằng lạt làm từ cây giang và tre. Trên mái có gắn hình mặt trời thể hiện văn hóa hướng về thần mặt trời của người Ba Na.
Nhà rông Chư Đăng Ya
Nằm dưới chân núi Chư Đăng Ya thuộc huyện Chư Păh, ngôi nhà này du khách gọi vui là nhà cô đơn vì nó nằm một mình ngay giữa mảnh đất rộng. Ngôi nhà là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân Ploi Lagri. Hằng năm, người dân đều tổ chức lễ hội Hoa dã quỳ núi lửa tại ngôi nhà này.
Lời kết
Với vai trò của mình, Nhà Rông có vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi người dân đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Thật thiếu sót nếu bạn đi tới Tây Nguyên mà không biết đến ngôi nhà này. Hi vọng, với bài viết trên, Tre Trúc Thái Dương đã mang lại cho bạn một số kiến thức hữu ích trên con đường chinh phục văn hóa các dân tộc của bạn.
Bài viết liên quan: