Quả mây rừng là một loại quả mà không nhiều người biết tới? Nhiều bạn còn nhầm lẫn khi nghĩ quả mây rừng giống với quả mây thái được bày bán trên thị trường. Trong bài viết này Tre Trúc Thái Dương sẽ chỉ bạn cách nhận biết quả mây rừng, công dụng và cách phân biệt với các loại quả khác.
Đặc điểm quả mây rừng
Quả mây rừng có hình dạng giống quả nhãn nhưng vỏ ngoài của quả giống như một lớp vảy xếp vào nhau. Quả mây thường xuất hiện từ tháng 7 đến 10 hằng năm tại những khu rừng miền núi của nước ta. Bên trong quả có hạt khá cứng và một lớp thịt quả mỏng có thể ăn được. Để thu hoạch quả mây người dân sẽ dùng liềm để cắt quả. Vì thân cây mây mọc cao, xung quanh còn có gai nhọn rất khó để chúng ta thu hái bằng tay.
Quả mây rừng sau khi được hái về sẽ được mang đi rửa sạch, phơi khô, sắc nhỏ quả để nơi khô ráo. Trong quả mây có chứa các hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe và chữa bệnh. Cách dùng quả rất đơn giản không quá cầu kỳ, chỉ cần nấu nước uống hằng ngày. Mùi vị của nước quả mây giống như các loại thảo mộc, nước uống rất dễ chịu giúp cơ thể thanh lọc cơ thể, thải độc hiệu quả.
Tác dụng của quả mây trong điều trị các bệnh về dạ dày
Quả mây rừng được ông bà ta tìm thấy và sử dụng trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về dạ dày hiệu quả. Được xem là một thảo dược quý giúp trung hòa, làm giảm tiết axit dịch vị, làm se vết loét, làm lành dạ dày và tá tràng một cách nhanh chóng. Đồng thời quả mây cũng giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể cho người dùng lâu dài.
Hiện tại với lối sống bận rộn và thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường thì rất nhiều. Sau thời gian sẽ tích lũy các chất độc trong cơ thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Trong đó căn bệnh đau dạ dày là rất phổ biến hay gặp với nhiều người. Dù đã sử dụng nhiều loại thuốc tây nhưng không có hiệu quả. Nhưng sau khi sử dụng quả mây sau thời gian lại mang lại kết quả không ngờ, nhờ hoạt chất hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
Cách dùng quả mây rừng làm thuốc
Quả mây rừng sau khi được phơi khô và séc mỏng thì chúng ta có thể dùng ngay. Cho khoảng 10-20g quả mây khô vào 1 lít nước đun sôi là hoàng tất. Nước sẽ có màu vàng nhạt như nước trà và uống khi nào cảm thấy khát hằng ngày thay cho nước uống hằng ngày của bạn là được. Nước thuốc rất dễ uống bởi chỉ vị hơi đắng sau đó là hậu vị ngọt, mùi thơm dễ chịu, giúp giải thiệt và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Nếu cảm thấy việc nấu nước mây tốn thời gian thì bạn có thể sử dụng phương pháp rượu ngâm quả mây. Với 1kg quả mây tươi sau khi rửa sạch dùng 2 lít rượu, còn với 1kg quả khô ngâm với 5 lít rượu. Chú ý nên ngâm rượu trong bình thủy tinh không nên sử dụng các loại bình bằng gốm và bình nhựa sẽ gây lại cho sức khỏe. Các dùng là uống 1 ly nhỏ trước khi đi ngủ có hiệu quả rất tốt đối với những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
(*) Lưu ý: Đây là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian nên tác dụng đạt được phụ thuộc và cơ địa của mỗi người.
Quả mây rừng và mây thái có giống nhau?
Quả mây rừng và quả mây thái hoàn toàn khác nhau nha mọi người. Mây ta dường như không thể ăn được, mọc thành từng chùm lớn như nhãn. Có kích thước chỉ to hơn đầu ngón tay cái và phần thịt bên trong rất ít. Màu của quả mây ta là màu vàng có lớp vỏ như vảy cá. Còn mây thái là giống mây có thân hình như cọ và cho trái ăn được.
Trái của mây thái to như ngón chân cái, thịt quả nhiều có màu vàng rất ngon mà ăn vào giúp như xoài vậy. Một chùm quả của mây thái có thể nặng lên đến 10kg. Quả mây thái còn chia làm 3 phần thịt cơm trong quả. Hạt của mây thái nhỏ và mềm có thể cắn dễ dàng nhưng lại không thể ăn. Màu sắc của mây thái là màu nâu đỏ với lớp vỏ sần sùi có các nốt sần gai nhỏ bên ngoài và lớp vỏ vô cùng mỏng, dễ lột. Được xem là giống hoa quả được rất nhiều người Việt chúng ta thích ăn bởi hương vị chua ngọt khó tả mà nó mang lại.
Kết luận
Bài viết trên đây của Tre Trúc Thái Dương muốn chia sẻ về công dụng của quả mây rừng đối với sức khỏe của chúng ta. Bài thuốc về quả mây rừng được lưu truyền trong dân gian nên tác dụng đối với người bệnh là tùy vào cơ địa của mỗi người. Những hoạt chất có trong quả mây chỉ giúp hỗ trợ và ngăn ngừa các bệnh về dạ dày chứ không mang tính chữa bệnh cụ thể. Mong là bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người.
Bài viết liên quan: